• Home
  • Features
  • Business
  • Financial
  • Market
  • Economic
  • Portfolio
  • Shop
Bản sắc Việt qua các vùng miền văn hóa
Lớp học nhạc cụ cổ truyền
  • Trang Đầu
  • Du Lịch
    Sapa

    5 địa điểm du lịch tại Sapa nên một lần đặt chân đến

    Đại nội Huế

    Những điểm đến không thể bỏ qua ở Huế

    Điểm đến du lịch miền Tây

    Du lịch miền Tây – những điểm đến không thể bỏ qua

    Tượng chúa Kitô (nguồn: internet)

    Những địa điểm du lịch nên đến nhất ở Vũng Tàu

    “Ký ức Hội An” – Hành trình đưa Việt Nam tới bờ bên kia đại dương

    “Ký ức Hội An” – Hành trình đưa Việt Nam tới bờ bên kia đại dương

    Hang Múa: Cõi tiên chốn nhân gian

    Hang Múa: Cõi tiên chốn nhân gian

    Trending Tags

    • Trump Inauguration
    • United Stated
    • White House
  • Nghệ Thuật
    • All
    • Bạn Đọc Viết
    • blog
    • Du lịch
    • Economic News
    • Editor's Picks
    • Financial
    • Global Trade
    • Góc Nhìn
    • Market
    • Nghệ thuật
    Quán lấu thoát ế

    Quán “lẩu thoát ế” lúc đi một mình, lúc về…

    Hát chầu văn

    Nhạc cụ truyền thống trong nghi lễ Chầu Văn

    Sapa

    5 địa điểm du lịch tại Sapa nên một lần đặt chân đến

    Những nhạc cụ được sử dụng phổ biến trong Ca Trù

    Những nhạc cụ được sử dụng phổ biến trong Ca Trù

    Đại nội Huế

    Những điểm đến không thể bỏ qua ở Huế

    Điểm đến du lịch miền Tây

    Du lịch miền Tây – những điểm đến không thể bỏ qua

    Tượng chúa Kitô (nguồn: internet)

    Những địa điểm du lịch nên đến nhất ở Vũng Tàu

    “Ký ức Hội An” – Hành trình đưa Việt Nam tới bờ bên kia đại dương

    “Ký ức Hội An” – Hành trình đưa Việt Nam tới bờ bên kia đại dương

    Nhạc cụ dân tộc – giá trị văn hóa xưa và nay

    Nhạc cụ dân tộc – giá trị văn hóa xưa và nay

  • Giáo Dục
  • Góc Nhìn
    “Ký ức Hội An” – Hành trình đưa Việt Nam tới bờ bên kia đại dương

    “Ký ức Hội An” – Hành trình đưa Việt Nam tới bờ bên kia đại dương

    Nhạc cụ dân tộc – giá trị văn hóa xưa và nay

    Nhạc cụ dân tộc – giá trị văn hóa xưa và nay

    Nhạc thể nghiệm trên con đường phát triển tại Việt Nam

    Nhạc thể nghiệm trên con đường phát triển tại Việt Nam

    Biểu diễn nhạc cụ dân tộc Việt Nam tại nước ngoài

    Biểu diễn nhạc cụ dân tộc Việt Nam tại nước ngoài

    Âm nhạc cổ truyền trong du lịch văn hóa

    Âm nhạc cổ truyền trong du lịch văn hóa

    Nhạc truyền thống trên nền EDM

    Nhạc truyền thống trên nền EDM

    Trending Tags

    • MotoGP 2017
  • Bạn Đọc Viết
    Quán lấu thoát ế

    Quán “lẩu thoát ế” lúc đi một mình, lúc về…

No Result
View All Result
  • Trang Đầu
  • Du Lịch
    Sapa

    5 địa điểm du lịch tại Sapa nên một lần đặt chân đến

    Đại nội Huế

    Những điểm đến không thể bỏ qua ở Huế

    Điểm đến du lịch miền Tây

    Du lịch miền Tây – những điểm đến không thể bỏ qua

    Tượng chúa Kitô (nguồn: internet)

    Những địa điểm du lịch nên đến nhất ở Vũng Tàu

    “Ký ức Hội An” – Hành trình đưa Việt Nam tới bờ bên kia đại dương

    “Ký ức Hội An” – Hành trình đưa Việt Nam tới bờ bên kia đại dương

    Hang Múa: Cõi tiên chốn nhân gian

    Hang Múa: Cõi tiên chốn nhân gian

    Trending Tags

    • Trump Inauguration
    • United Stated
    • White House
  • Nghệ Thuật
    • All
    • Bạn Đọc Viết
    • blog
    • Du lịch
    • Economic News
    • Editor's Picks
    • Financial
    • Global Trade
    • Góc Nhìn
    • Market
    • Nghệ thuật
    Quán lấu thoát ế

    Quán “lẩu thoát ế” lúc đi một mình, lúc về…

    Hát chầu văn

    Nhạc cụ truyền thống trong nghi lễ Chầu Văn

    Sapa

    5 địa điểm du lịch tại Sapa nên một lần đặt chân đến

    Những nhạc cụ được sử dụng phổ biến trong Ca Trù

    Những nhạc cụ được sử dụng phổ biến trong Ca Trù

    Đại nội Huế

    Những điểm đến không thể bỏ qua ở Huế

    Điểm đến du lịch miền Tây

    Du lịch miền Tây – những điểm đến không thể bỏ qua

    Tượng chúa Kitô (nguồn: internet)

    Những địa điểm du lịch nên đến nhất ở Vũng Tàu

    “Ký ức Hội An” – Hành trình đưa Việt Nam tới bờ bên kia đại dương

    “Ký ức Hội An” – Hành trình đưa Việt Nam tới bờ bên kia đại dương

    Nhạc cụ dân tộc – giá trị văn hóa xưa và nay

    Nhạc cụ dân tộc – giá trị văn hóa xưa và nay

  • Giáo Dục
  • Góc Nhìn
    “Ký ức Hội An” – Hành trình đưa Việt Nam tới bờ bên kia đại dương

    “Ký ức Hội An” – Hành trình đưa Việt Nam tới bờ bên kia đại dương

    Nhạc cụ dân tộc – giá trị văn hóa xưa và nay

    Nhạc cụ dân tộc – giá trị văn hóa xưa và nay

    Nhạc thể nghiệm trên con đường phát triển tại Việt Nam

    Nhạc thể nghiệm trên con đường phát triển tại Việt Nam

    Biểu diễn nhạc cụ dân tộc Việt Nam tại nước ngoài

    Biểu diễn nhạc cụ dân tộc Việt Nam tại nước ngoài

    Âm nhạc cổ truyền trong du lịch văn hóa

    Âm nhạc cổ truyền trong du lịch văn hóa

    Nhạc truyền thống trên nền EDM

    Nhạc truyền thống trên nền EDM

    Trending Tags

    • MotoGP 2017
  • Bạn Đọc Viết
    Quán lấu thoát ế

    Quán “lẩu thoát ế” lúc đi một mình, lúc về…

No Result
View All Result
Bản sắc Việt qua các vùng miền văn hóa
No Result
View All Result
Trang chủ Nghệ thuật

Nhạc cung đình Việt – Tài sản vô giá

1 Tháng Ba, 2019
0
0
SHARES
148
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Tại Việt Nam, Nhã nhạc (triều Nguyễn) đã được UNESCO công nhận là một di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Đây là niềm tự hào, cũng là điểm gây tò mò về các loại hình nhạc cung đình Việt Nam.

Nhạc cung đình nói chung

Nhạc cung đình là ở nước ta là một thể loại âm nhạc cổ truyền được dùng trong cung cấm ngày xưa. Nó được coi là loại nhạc trang nhã, nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa nhận thức được đầy đủ giá trị của nó. Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, Nhạc cung đình là một bộ môn duy nhất được ghi vào sử sách. Từ xa xưa, trải qua bao biến đổi của các triều đại, bao biến thiên của thời cuộc, nhạc cung đình vẫn còn lưu lại được một di sản đáng kể để có thể sử dụng cho nghiên cứu. Trong đó có các đặc điểm về sự nhạc khí đa dạng, sắp xếp dàn nhạc tinh vi, nhạc ngữ độc đáo, bài bản dồi dào và quan điểm thẩm mỹ sâu sắc.

nhã nhạc cung đình Huế (nguồn: Internet)

Nhiều sử sách có ghi lại chi tiết của dàn nhạc cung đình, chúng có mặt cùng một lúc với phái đoàn do vua Quang Trung phái  sang Trung Quốc (dưới thời vua Càn Long (1789). Một sử gia nhà Thanh đã gọi loại nhạc này là An Nam Quốc nhạc. Năm 1802, do vua Gia Long lên ngôi năm 1802, đặt tên nước là Việt Nam nên dàn nhạc được đổi tên là Việt Nam Quốc nhạc.

Quay về thời xưa, cũng có một dàn Đại nhạc cung đình đầu tiên xuất hiện trong sử sách. Nó có lẽ là vào đời nhà Trần, do được ghi lại trong quyển “An Nam chí lược” của Lê Tắc.

Đến thời Hậu Lê, có nhiều bộ sử ghi lại sự kiện năm Thiệu Bình thứ tư ( 1437) dưới thời vua Lê Thái Tông (1434-1442), nhà vua giao cho Nguyễn Trãi cùng với Lương Đăng có nhiệm vụ định ra Nhã nhạc cho triều đình. Khi đó, Lương Đăng muốn sắp đặt dàn Đường thượng chi nhạc giống như dàn nhạc Triều hạ yến hưởng chi nhạc của nhà Minh và Đường Hạ chi nhạc giống như các dàn Đơn bệ đại nhạc vần Giáo phường tỳ nữ nhạc của nhà Minh. Nguyễn Trãi vì không tán thành quan điểm của Lương Đăng đã dâng biểu cho nhà vua từ chối nhiệm vụ được giao phó (theo Đại Việt sử ký toàn thư và Ức trai thi tập). Bức thư của Nguyễn Trãi là bài học quý giá về thái độ của một người nhạc sĩ chân chính đối với nền âm nhạc dân tộc. Trong đó, ông có những suy tư về âm nhạc rất sâu sắc. Nguyễn Trãi đã cho rằng: hoà bình là gốc của nhạc, thanh âm là căn của nhạc, hài hòa là tính chất của nhạc. Có đoạn trích rằng “Thần mong rằng Bệ hạ thương dân để cho trong cả nước không có một âm thanh nào nói lên sự bất bình hay buồn thảm của dân. Nếu dân còn buồn thảm hay bất bình tức là Bệ hạ đã đánh mất một cái gốc của nhạc.”
Ngoài ra, còn có nhiều quyển sử khác ghi tóm tắt về Nhã cung đình qua các thời, như Quốc triều thông lễ (triều vua Trần Thái Tông), Trần triều đại diễn (triều vua Trần Dụ Tông), Lê triều hội điển, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ…

Nhạc cung đình là một bộ môn âm nhạc cổ truyền độc đáo, trang trọng của Việt Nam, đặc biệt, có giá trị cao hơn cả là Nhã Nhạc Cung đình Huế. Nó có giá trị rất cao về phương diện lịch sử lẫn nghệ thuật. Nhưng mọi việc sáng tạo và biểu diễn hầu hết đều do những nhạc sĩ, nghệ sĩ xuất thân từ trong dân gian, nhờ có tay nghề cao mà được sung vào cung để phục vụ cho triều đình. Dù là loại nhạc cung đình nhưng đều có liên quan đến dân gian.

Nhạc khí trong nhạc cung đình

Các nhạc khí được dùng trong Nhạc cung đình được chế tạo rất kỹ càng và lựa chọn một cách cẩn thận. Nhìn bên ngoài, nó được chạm khắc khéo léo, tinh xảo hơn nhạc khí dùng trong dân gian. Về âm hưởng, nó có đầy đủ màu âm: tiếng kim, tiếng thổ, tiếng trong, tiếng đục, tiếng trầm, tiếng bổng, tiếng tơ, tiếng trúc, tiếng da, tiếng đá (khánh), tiếng đồng.

Về độ cao, nhạc cung đình có tiếng trầm của dây đài đàn tỳ bà, tiếng cao vút vi vu của tiếng sáo. Khi hòa vào dàn nhạc, không nhạc khí nào có thể át các nhạc khí khác.  Mỗi loại âm thanh đều có thể phân biệt rõ ràng. Nhạc cung đình cũng được coi là loại nhạc huy động nhiều diễn viên và xiêm y phong phú nhất. Và nhìn chung, dàn nhạc cũng đa dạng và quy mô hơn các dàn nhạc khác. Chẳng những đa dạng và quy mô mà còn rất đặc biệt trong sự phối hợp màu âm, không quan tâm đến số lượng, mà chú trọng đến chất lượng.
Nhạc cung đình còn đặc biệt ở điểm bao gồm tất cả các bộ môn âm nhạc khác từ lễ nhạc (dùng vào các cuộc tế lễ lớn nhỏ của cung đình, trong các chùa miếu) cho đến nhạc thính phòng, sân khấu, kể cả các vũ điệu mà mỗi bộ môn đều có những nghệ sĩ thượng thặng chuyên sáng tạo và biểu diễn.

Lời ca của nhạc cung đình

Nhạc cung đình được chia ra thành nhiều loại, Cửu tấu là một phần trong đó. Cửu tấu ngoài âm nhạc còn có lời ca. Chúng được ghi đầy đủ trong quyển Đại nam Hội điển sự lệ. Trong Miếu Triệu Tổ (miếu thờ Nguyễn Kim), tên các bài ca phải có chữ Hòa, chẳng hạn Hàm hòa (trong lúc nghinh thần), Gia hòa (lúc hiến lụa), Tương hòa (trong lúc sơ hiến, dâng rượu lần đầu), Dự hòa (trong lúc á hiến, dâng rượu lần thứ nhì), Ninh hòa (trong lúc chung hiến dâng rượu lần cuối cùng), Mỹ hòa (lúc dâng trà), Túc hòa (lúc triệt hạ các lễ vật), An hòa (lúc tiễn thần), ưng hòa (lúc mang đuốc đi, sau khi đốt sớ).

Trong Văn miếu thờ Đức Khổng tử thì tên những bài hát phải có chữ Văn, trong loại Yến nhạc tên bài hát phải có chữ Thành (dưới triều Gia Long), chữ Khánh (thời Minh Mạng thứ 18) hay chữ Phúc (thời Minh Mạng thứ 21) v.v…

So với các bộ môn khác, Nhạc cung đình có một giá trị nghệ thuật rất cao. Lý do đầu tiên là vì triều đình, nhất là khu vực cung cấm. Họ là những người có đủ quyền lực chính trị và khả năng tài chính để quy tụ những nhạc sĩ cũng như nhạc công tài năng từ khắp nơi trong đất nước. Qua các cơ hội được đào tạo và nhiều điều kiện thuận lợi cho luyện tập kỹ thuật, trau dồi nghệ thuật, họ trở thành những nghệ sĩ chuyên nghiệp, sáng tác dồi dào, biểu diễn tinh vi.

Giá trị nhạc cung đình

Tóm lại, chỉ mới nhìn qua, chưa đi vào bề sâu, mà giá trị của Nhạc cung đình đã quá có thể thấy một cách rõ ràng. Mới đi qua một phần tìm hiểu về nhạc cung đình, dù chưa đi rộng trong không gian đối chiếu nhạc cung đình Việt Nam với Yayue (Trung Quốc), Gagaku (Nhật Bản), Ah Ak, Tang Ak. Hyang Ak (Triều Tiên), mà chúng ta cũng thấy lòng tràn đầy niềm tự hào dân tộc.

Di sản văn hóa của Việt Nam – nhạc cung đình (nguồn: Internet)

Nhưng hiện nay, loại nhạc này đang có xu hướng bị quên lãng. Đối với mỗi chúng ta hiện nay, nhiệm vụ quan trọng nhất, trước hết là dựng lại một cách trung thực các dàn Đại Nhạc, Nhã nhạc như ngày xưa. Bất kể từ trang phục nhạc công đến phong cách biểu diễn, chúng ta đều phải tái hiện lại. Mục đích của nhiệm vụ này là để giữ gìn tư liệu về lịch sử cho người ngày nay và mai sau biết Nhạc cung đình của Việt Nam như thế nào. Điều này cũng giống như Nhật Bản ngày nay, họ vẫn còn giữ lại dàn Gagaku (Nhã nhạc) hệt như dàn nhạc thành lập từ thế kỷ thứ 10.
Chúng ta hiện nay đang được thừa hưởng gia tài của ngàn xưa và nhiệm vụ tiếp theo là giữ gìn nguyên vẹn di sản văn hóa đó để tiếp tục truyền lại. Nếu có những cải biên đổi mới, chúng ta cũng phải vô cùng thận trọng, vì nếu không hiểu thấu nhạc thời xưa mà đưa vào những yếu tố mới không phù hợp, có thể làm biến chất Nhạc cung đình. Và nếu phỏng theo tinh thần của Nhạc cung đình mà tạo dàn nhạc đặt bản mới thì không thể sử dụng những tên truyền thống như Đại nhạc hay Nhã nhạc phải đặt tên mới để khỏi lầm lẫn Nhạc cung đình truyền thống với nhạc cải biên.
Một bức tranh, một bức tượng có giá trị nghệ thuật tự ngàn xưa thì không ai được phép vì muốn canh tân mà tự tiện vẽ thêm màu hay ra tay đục đẽo. Nó sẽ phá hỏng giá trị một nghệ phẩm xưa. Nhạc cung đình cũng vậy, hãy trân trọng và giữ gìn.

Trang Trần

 

Tags: âm nhạc cổ truyềndi sản văn hóaNhã Nhạc Huếnhạc cung đình
Previous Post

Văn hóa dân tộc Tày ở Hà Giang - Lẩu Then bjoóc mạ

Next Post

Người Kháng ở Sơn La quyết tâm giữ gìn bản sắc của mình

Next Post
Người Kháng ở Sơn La quyết tâm giữ gìn bản sắc của mình

Người Kháng ở Sơn La quyết tâm giữ gìn bản sắc của mình

Discussion about this post

No Result
View All Result

Chuyên mục

  • Bạn Đọc Viết (1)
  • blog (1)
  • Du lịch (11)
  • Economic News (7)
  • Editor's Picks (10)
  • Financial (7)
  • Global Trade (7)
  • Góc Nhìn (21)
  • Market (7)
  • Nghệ thuật (18)

Subscribe Newsletter

Subscribe my Newsletter for new blog posts, tips & new photos. Let's stay updated!

Browse by Category

  • Bạn Đọc Viết
  • blog
  • Du lịch
  • Economic News
  • Editor's Picks
  • Financial
  • Global Trade
  • Góc Nhìn
  • Market
  • Nghệ thuật

Recent News

Quán lấu thoát ế

Quán “lẩu thoát ế” lúc đi một mình, lúc về…

5 Tháng Sáu, 2020
Hát chầu văn

Nhạc cụ truyền thống trong nghi lễ Chầu Văn

5 Tháng Sáu, 2020
  • HOME
  • CONTACT
  • PRIVACY POLICY

Bản sắc Việt qua các vùng miền văn hóa

No Result
View All Result

Bản sắc Việt qua các vùng miền văn hóa