Ngày nay, khi nhạc cụ truyền thống đơn sơ của Việt Nam ngày càng bị coi là “đồ cũ”, một số dàn nhạc giao hưởng phương Tây đã có ý tưởng dùng loại nhạc cụ “cũ” này đưa vào dàn nhạc của mình.
Nhạc giao hưởng là loại nhạc có xuất xứ từ châu Âu và thường được biểu diễn ở những nơi trang trọng như nhà thờ, quảng trường,… Trong một dàn nhạc giao hưởng sẽ có các nhạc cụ dùng để độc tấu hoặc hòa tấu có nguồn gốc châu Âu như Piano, Cello, Violon,… Về vị trí, nhạc cụ có dây sẽ được xếp ở trên và những loại nhạc cụ dùng hơi sẽ bị đưa xuống phía dưới.

Nhạc giao hưởng cũng tương tự như nhạc cung đình: thanh cao, sang trọng và rất kén chọn các nhạc cụ. Không có violon, không có cello, không có piano,… đến các những nhạc cụ tưởng như không có cũng được trong dàn nhạc giao hưởng thì giao hưởng sẽ không còn là chính nó. Tưởng chừng như vậy nhưng dàn nhạc giao hưởng vẫn có thể dung nạp được nhạc cụ truyền thống của Việt Nam. Điều đó đã được khẳng định qua sự thành công của các màn biểu diễn kết hợp này.
Trong khi đó, các nhạc cụ truyền thống Việt Nam cũng không kém cạnh bao nhiêu. Nhạc phương Tây linh hoạt như thế nào thì nhạc cụ của Việt Nam cũng tương tự. Về âm điệu, nhạc cụ cổ truyền của Việt Nam có nốt cao thấp, trầm bổng thể hiện một cách khéo léo. Về nhạc lí, Việt Nam có đa dạng loại hình, cách thể hiện với những loại ngôn từ từ bình dân thôn quê cho đến cung đình trang nhã. Không chỉ vậy, nhạc cụ của Việt Nam còn có lịch sử lâu đời gắn với những giai thoại cổ xưa.

Cuối năm 2018 vừa qua, một buổi hòa nhạc mang tên “Tre mùa thu” đã được tổ chức. Đây là buổi biểu diễn kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống Việt Nam với nghệ thuật hàn lâm phương Tây. Theo đó, các nghệ sĩ sẽ sử dụng nhạc cụ dân tộc để tạo thành một dàn nhạc diễn tấu các tác phẩm cổ điển phương Tây.

Buổi hòa nhạc đã diễn ra theo hướng tốt đẹp với những những tiết mục đặc sắc. Các tiết mục như: “Tôi muốn tự do vui sống” (một trích đoạn trong tác phẩm opera “Roméo và Juliette,” sáng tác dựa theo vở kịch cùng tên của nhà soạn kịch lừng danh William Shakespeare), tổ khúc “Carmen” (một tác phẩm gồm nhiều bản nhạc được trích và chuyển thể từ vở opera cùng tên của Georges Bizet)… đã thể hiện trọn vẹn ý nghĩa của nó. Và đặc biệt, phía cuối chương trình là tiết mục biểu diễn dành cho các e nhỏ với những tác phẩm vui nhộn: “ Chuột chũi bé nhỏ”, “Bài ca chú nhím”,…
Nếu như trước đây, không ai nghĩ rằng nhạc cụ truyền thống dân tộc của Việt Nam, một loại nhạc của phương Đông, và nhạc của phương Tây có thể liên quan đến nhau thì hiện tại, chúng đã có thể phối hợp với nhau. Không có sự hỗn tạp, rối loạn trong nhạc điệu mà sự kết hợp này lại có những âm hưởng mới lạ. Chính điều này làm nên sự phong phú trong âm nhạc, thể hiện tính phi ranh giới của lĩnh vực này. Âm nhạc không cần những câu nói sáo rỗng, âm nhạc cần trái tim con người.
Trang Trang