Cũng giống như con người Việt, cây đàn bầu Việt Nam giản dị mà thân thương. Từ lâu, người Việt đã coi loại đàn này là “Ông hoàng” trong “bộ tộc” nhạc cụ cổ truyền dân tộc. Ngày nay nó đã được hoàn thiện hơn để thích hợp với sự nâng cao hơn hẳn về nghệ thuật biểu diễn, và trở thành một đại diện tiêu biểu của đặc sắc văn hóa Việt Nam trong hội nhập thế giới.
Đàn bầu, loại đàn một dây
Trong một số nhà nghiên cứu, đã chỉ ra rằng: đàn một dây là loại đàn có duy nhất một dây để tạo ra âm thanh, nó phổ biến ở nhiều dân tộc đều và được chơi từ xưa. Ví dụ, ở Hy Lạp cổ đại có đàn 1 dây chỉ để định chuẩn thang âm (pythagore), và ở châu Phi có đàn 1 dây dùng que cây rừng ngắt trụi lá có thoa chất ma sát mà cạ vào dây thành tiếng.
Ở ngay cạnh chúng ta, đất nước Campuchia: họ có đàn Sadev, 1 dây căng trên 1 cần đàn giữa 2 trục, cần đàn có 1 bầu gắn vào 1 đầu của đàn, bầu áp vào người, cũng một tay gẩy bằng ngón, tay kia nhấn trên dây. Và Trung Quốc có đàn “nhất huyền cầm”. Loại đàn này dùng 1 dây tơ, cùng một tay dùng ngón gẩy, tay kia chặn dây tạo âm thanh cao thấp. Sự giống nhau về cách sử dụng này đã làm nhiều người đã tự nghi ngờ rằng đàn bầu có phải của Trung Quốc không?
Trước hết, đàn bầu là một từ thuần Việt. Đây là điểm đầu tiên chứng minh đần bầu không phải đàn của Trung Quốc. Đàn bầu của người Việt được tạo ra bởi cái bầu đàn làm bằng vỏ quả bầu khô. Điều này làm cho cây đàn thế đơn sơ nhưng độc đáo. Có một cách gọi mà số ít người dùng là “độc huyền cầm”, nhưng với hầu hết dân ta, nó chỉ thường được gọi với cái tên là “đàn một dây” hoặc đàn bầu.

Hành trình trở thành “ông hoàng” nhạc cụ dân tộc
Cũng giống như cây đàn violon, “Nữ hoàng” solo, thì đàn bầu cũng như vậy. Nhưng đàn bầu vẫn có ưu thế trội vượt là gần với giọng người, bên cạnh đó còn có các tính năng riêng khác nữa.
Cây đàn bầu của Việt Nam, từ lâu đã được coi như “Ông hoàng” trong “bộ tộc” nhạc cụ cổ truyền dân tộc. Ngày nay, nó đã được hoàn thiện hơn về vẻ ngoài của mình để sánh ngang với sự nâng cao hơn về nghệ thuật biểu diễn, và trở thành một đại diện tiêu biểu của đặc sắc văn hóa Việt Nam ngay cả khi Việt Nam hội nhập thế giới.
Từ khi ra đời, cây đàn bầu đã gắn với sự khó khăn, nghèo khó. Khi đó, bác xẩm mù ở góc chợ quê đã dùng cây đàn bầu đơn sơ đã gắn bó chặt chẽ với mình cùng với trên manh chiếu nát để kiếm sống. Bác đè giữ hộp đàn tre bằng đầu gối, kéo dây tơ cho lên tiếng thở than cho kiếp dân quê “Bèo dạt mây trôi”. Và đôi khi, đó là âm thanh ngọt ngào của những điệu hát ru, những lời tình tứ ý nhị “Hoa thơm bướm lượn”, cũng có khi vui nhộn yêu đời với “Trống cơm”, “Con gà rừng”…
Tiếng đàn bầu nhanh chóng gây được sự thu hút của người dân. Và họ, tù những người “tứ cố vô thân” trở thành “nhạc sư” dân dã của con người chân chất ở các làng quê. Dân làng sau một ngày vất vả làm việc, đến ban đêm, họ cũng mượn tiếng đàn bầu mà trải lòng mình dưới ánh trăng sáng. Tiếng nhạc du dương khiến những người nghe cũng thấy mủi lòng. Chính vì vậy, các nhà có con gái lớn thường dặn con mình rằng: “Đàn bầu ai gẩy nấy nghe. Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu”!
Đàn bầu từ đó đã có được vị thế đáng nể trong cộng đồng. Và trên hành trình chinh phục con tim, nó đã có thêm các đồng đội dân gian tháp tùng, gắn bó, hòa đồng là đàn tranh, sáo trúc. Bộ ba này sau khi đem hòa tấu sẽ tạo ra âm hưởng hòa quyện giầu âm sắc, đằm thắm, khúc triết, tao nhã mà bay bổng, có sức quyến rũ đặc biệt.
Khi các trường âm nhạc và các đoàn nghệ thuật được thành lập, “Ông hoàng Bầu” có uy thế mới bởi vẻ ngoài bắt mắt. Cây đàn bầu càng lúc càng trở nên đẹp dáng hơn với thân gỗ bóng vecni, có khi trang trí họa tiết khảm xà cừ, bầu tiện gỗ.
Sự độc đáo vốn có của đàn bầu mà ông cha để lại không cách gì thay đổi được và cũng không ai muốn thay đổi nó. Nó có những âm bồi đẹp lạ lùng, và hệ thống âm (nốt) luôn luôn nằm trên các vị trí cố định: Chính giữa (1/2) chiều dài dây đàn -rồi 1/3,1/4, 1/5, 1/6, 1/7, 1/8. Thêm vào đó là kỹ thuật chơi đàn cũng nhiều hơn do các sáng tạo mới trong khi chơi. Điều sáng tạo đáng kể tới là việc thêm que gẩy ngắn, cách gẩy 2 chiều, nhanh hơn, nhất là có thể “vê dây” (trémolo). Nghệ thuật biểu diễn nâng cao hơn hẳn, ở trình độ chuyên nghiệp, với nhiều nghệ sĩ đàn bầu điêu luyện.
Trong thời kháng chiến, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đã từng phát sóng tiếng đàn bầu Mạnh Thắng, Đức Nhuận… với những “Ru con” Nam Bộ, “Hoa thơm bướm lượn” Quan họ Bắc Ninh, những tình khúc “Câu hò bên bờ Hiền Lương”, “Hà Nội – Huế – Sài Gòn”… Đây là thông điệp cho đồng bào cả nước, bộ đội các chiến trường, nâng cao ý chí chiến đấu, lòng tự hào dân tộc.
Và chinh phục nhất là độc tấu đàn bầu mà có thêm dàn nhạc cụ dân tộc làm nền. Nghệ sĩ Mạnh Thắng cũng sáng chế que gẩy ngắn, đưa thiết bị khuếch đại âm thanh vào đàn bầu. Và ông chính là người đầu tiên đưa đàn bầu đi trình diễn quốc tế, mang về giải thưởng cao quí cho Việt Nam. Sau đó, nghệ sĩ ưu tú Đức Nhuận cũng phát minh kỹ thuật vê dây, cùng cách chơi tạo ra bồi âm kép.
Thời chiến, đàn bầu cũng được thu gọn lại để dễ dàng đựng trong balo người lính, mang đi khắp các nẻo đường hành quân, trở thành công cụ giải trí.
Âm thanh của đàn bầu
Đàn bầu Việt Nam có một sáng tạo mới, đó là cách gẩy đàn tạo ra “âm bồi”. Điều này được tạo ra nhờ việc làm dây rung do que gẩy ngay tức thì chạm lần nữa vào cườm bàn tay hoặc cạnh ngón tay, để phát ra thứ âm thanh kỳ lạ và mê hoặc mà không nhạc cụ nào trên đời hơn được.
Đàn bầu Việt Nam, còn có nét lạ cổ sơ là 1 dây, có cái bầu đàn là vỏ bầu khô, hộp đàn bằng tre, nứa, vầu, bương hay gỗ; gẩy bằng ngón tay, móng hay que gẩy, phát ra âm thanh do va chạm trực tiếp, 1 lần, tức là “âm thực”. Và tới hiện nay đã có cách tân, hoàn thiện về cấu tạo với các vật liệu mới. Tất cả đã biến đàn bầu trở thành nhạc cụ độc đáo, kỳ diệu, tiêu biểu Việt Nam như thế giới đã ghi nhận.
Tiếng đàn bầu không còn là tiếng ngân rung của âm thực, với âm sắc dễ nhận ra của dây tơ, dây thép, inox hoặc nilon mà đã biến ảo, để rất gần với giọng người. Nó là giọng hát của người đã được mượt hóa và ngọt hóa, để ngân lên các cung bậc sâu thẳm và phong phú vô cùng tận của tâm hồn người, nhưng lại ẩn đi phần ngữ nghĩa của lời ca, vì thế càng đa nghĩa, và gần gũi với thưởng ngoạn của bạn bè thế giới.
Khi đàn bầu cất lên, nó có thể gần giống các giọng miền Bắc, miền Trung, miền Nam, giọng nam, giọng nữ… Điều này là do đặc sắc của âm bồi riêng có ở đàn bầu, từng có nghệ sĩ lúc cao hứng, thử chút tạp kỹ trên đàn bầu.
Cây đàn bầu với con người Việt Nam
Đàn Bầu từ lâu đã có mặt thường xuyên và được ái mộ bởi công chúng yêu âm nhạc nước ta. Bầu đệm cho ngâm thơ, bầu trong dàn nhạc lễ hội, trong các canh hát dân ca, quan họ, trong dàn nhạc tài tử, cải lương, chèo, tuồng. Đặc sắc và mê hồn nhất khi đàn bầu solo.

Gần đây đàn bầu được chào đón và có vị trí riêng trong các màn biểu diễn. Nó góp tiếng đàn ngọt ngào mà sang trọng, trong biểu diễn của nhạc bác học phương Tây – hợp xướng – thính phòng, giao hưởng… Các đoàn ca nhạc Việt Nam đi các nước mang theo đàn bầu tới từng vùng. Trong đoàn sứ giả nhạc cụ và tiết mục, “Ông hoàng Bầu” bao giờ cũng là Chánh sứ.
Tiếng đàn bầu Việt Nam bắt đầu từ xa xưa đến nay và tương lai sẽ tiếp tục tồn tại với sức lay động sâu xa, quyến rũ lòng người, được người Việt Nam ta say mê đặc biệt. Âm sắc tuyệt đẹp, có thể chơi cả dân ca, nhạc phẩm mang hồn Việt lẫn nhạc phẩm các xứ sở trên thế giới, cũng như sức truyền cảm lạ lùng, tiếng đàn bầu sẽ vang xa đến các vùng đất mới.
Trang Trần
Discussion about this post