Cho đến năm 2018, bộ môn nghệ thuật cải lương đã được mốc 100 năm kể từ khi hình thành. Trải qua một thế kỷ, cải lương đã có những giai đoạn phát triển rực rỡ, nhưng đồng thời cũng không ít thăng trầm.
Sự ra đời của Cải lương
Theo các tài liệu nghiên cứu, nghệ thuật cải lương ra đời trên nền tảng của 3 loại hình nghệ thuật đã có trước đó là: nghệ thuật Đờn ca Tài tử gồm 20 bài bản tổ, một số bài bản vắn; các bài hát dân ca Nam Bộ và về sau có thêm bài ca vọng cổ.
Nghệ thuật Đờn ca gồm có: 3 bài Nam; 7 bài lễ; 4 bài Oán, ngoài ra còn có 4 bài Oán phụ. Từ trước đến nay, Đờn ca luôn được ban nhạc các tỉnh, thành Nam Bộ biểu diễn ngay trong nhà mình, cũng có khi là trên các sân khấu lớn. Đờn ca tài tử mang tính chân phương, mộc mạc, hòa với ca, đờn, hòa đờn, hòa ca theo khuôn nhịp với chất giọng ca tự nhiên. Và một số trong các đặc tính đó đã được Cải Lương lấy để bổ sung thêm vào cho mình.
Đặc điểm nghệ thuật Đờn ca tài tử truyền thống là không sử dụng âm thanh khuếch đại, không hóa trang, không phục trang, không cảnh trí, không sân khấu, không có nhiều người đờn, ca và người ca không diễn xuất. Nhưng Cải Lương lại có sự khác biệt khi được đưa đi diễn trên sân khấu, với những diễn viên được trang điểm và phục trang theo nhân vật. Điều này hoàn toàn khác với đối tượng chơi Đờn ca là những người tri âm tri kỷ, bạn bè xóm làng có chung sở thích ca, đờn nhằm vui chơi giải trí những lúc nhàn rỗi hoặc giúp vui cho các đám tiệc. Cải Lương vừa phục vụ cho giải trí, hoạt động tập thể lại có thể phục vụ cho nhu cầu về tiền bạc khi diễn xuất trong sân khấu.
Những yếu tố quan trọng trong biểu diễn cải lương
Tại Trường đại học Sân khấu điện ảnh TP. Hồ Chí Minh, một cuộc hội thảo chuyên đề Những tinh hoa sân khấu cải lương đã được diễn ra. Trong Hội thảo, Khoa Kịch hát dân tộc đã thể hiện thành công các đề tài về lịch sử của Cải lương.
Tuy vậy, Cải lương đang gặp những vấn đề khó khăn trong giữ gìn và phát huy. NSƯT Đinh Minh Mẫn, Trưởng đoàn văn công Đồng Tháp có nói rằng, dù cải lương vẫn đang tồn tại nhưng nó ngày càng mất địa vị trong lòng công chúng khi đem so với những loại hình giải trí khác. Cũng theo ông Mẫn, người xem thích về nhà xem bộ phim trên truyền hình hơn. Một số nguyên nhân do diễn viên với diễn xuất không tốt là không hoàn toàn đúng. Có những suất diễn ở vùng sâu, vùng xa, khi kết thúc chương trình dưới sân khấu chỉ còn lại những khán giả là những người đang ngủ say. Điều đó cho thấy cải lương cần phải có sự thay đổi để tìm lại ánh hào quang năm xưa của mình.
Trước thực tế này, thầy Lê Xuân Hiểu, nguyên Phó Trưởng khoa Kịch hát dân tộc Trường đại học Sân khấu điện ảnh TP. Hồ Chí Minh đã đặt ra câu hỏi: Vì sao mấy chục năm qua, cải lương càng đổi mới thì càng đi xuống? Nghệ sĩ thế hệ sau không bằng thế hệ trước? Đây không phải câu hỏi dễ dàng để trả lời theo quan điểm cá nhân mà phải dựa trên các nghiên cứu cụ thể.
Có “bốn công phu” hay còn gọi là tứ công để đánh giá một nghệ sĩ Cải lương thực sự. Đó là: xướng , tố, niệm, cảm. Tuy nhiên, hiện nay bốn tiêu chuẩn đó trở nên quá khó đến nỗi nhiều nghệ sĩ trẻ không đạt được. Điều này dẫn đến ca diễn không theo quy chuẩn, thiếu hấp dẫn người xem. “Điển hình như nhiều nghệ sĩ trẻ ngày nay ca cải lương mà chỉ luyến chữ, trong khi các cụ dạy chỉ được luyến hơi, không được luyến chữ”, thầy Lê Xuân Hiểu dẫn chứng. Thầy cũng cho biết thêm, khi diễn các tuồng sử, diễn viên cần phải thể hiện được đặc điểm của nhân vật trong vai diễn của mình. Tuy nhiên, điều này hiện nay lại không được các diễn viên trẻ chú ý tới. Mỗi nhân vật đều có điệu bộ, hình thức, cách biểu đạt riêng, không ai giống ai. Đây là điểm để phân biệt người này với người kia. Đây cũng giống như là hình mẫu để các diễn viên có thể học theo để diễn đúng nhân vật.
Theo đạo diễn, NSƯT Trần Minh Ngọc, đối với đề tài xã hội thì không thể có vai mẫu như những vai mẫu trong cải lương được áp dụng với những vở mang đề tài lịch sử cổ trang. Đạo diễn Trần Minh Ngọc cho biết: “Cải lương luôn vận động và không định hình theo khuôn mẫu nào, khác với tuồng, cải lương có thể dung nạp nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Chính vì thế, diễn viên phải sáng tạo cho vai diễn của mình, chứ không thể để những vai mẫu cho cải lương gây ra sự nhàm chán cho khán giả. Việc dạy cho diễn viên học theo một vai mẫu nào đó như tuồng, chèo thì theo tôi là chưa đúng đối với cải lương hiện nay”.
Chất lượng kịch bản cải lương cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng chất lượng của cả một vở diễn. Trên thực tế, kịch bản cải lương hiện nay vẫn chưa chuyển tải được những tâm tư, những sự việc, những vấn đề nổi cộm trong xã hội mà khán giả cũng như người dân quan tâm. Khi kịch bản vẫn chưa sát với thực tế thì người dân sẽ không thấy mình trong từng nhân vật để có thể khóc, cười, có thể sống cùng với vở diễn. NSƯT Đinh Minh Mẫn, Trưởng đoàn văn công Đồng Tháp cũng thừa nhận rằng, kịch bản cải lương hiện nay vẫn chưa đủ sức hấp dẫn khán giả. “Đối với những vở tuồng tích xưa, khán giả vẫn còn thích xem lắm, nhưng khi diễn các vở mang đề tài xã hội, bà con lại thờ ơ”, NSƯT Đinh Minh Mẫn chia sẻ.
Nghệ thuật cải lương vẫn đang biến đổi cùng với sự biến đổi của thời đại. Bộ môn nghệ thuật truyền thống được này sẽ không bị mai một như nhận định của một số người người xem cải lương. Chúng ta các thế hệ hôm nay và mai sau sẽ đầu tư, chăm chút cho loại hình nghệ thuật đặc sắc này để nó tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong lòng công chúng. Và đây là cũng là một bài toán đang rất cần lời giải từ phía những người quản lí lẫn người biểu diễn và người xem cải lương.
Trang Trần
Discussion about this post